Khám phá loài khủng long với cái tên thú vị: Mỹ long Tân Cương Bellusaurus

Có một loài khủng long có cái tên vô cùng thú vị mà hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn: Mỹ long Tân Cương Bellusaurus. Đây là chi khủng long tồn tại vào giữa kỷ Jura vào khoảng 180 đến 159 triệu năm trước tại nơi ngày nay là Trung Quốc, châu Á. Vì sao chúng lại so cái tên mỹ miều như thế? Hãy cùng khám phá nhé!

Mỹ long Tân Cương Bellusaurus - 1

Chi tiết phân loại Mỹ long Tân Cương Bellusaurus

  • Phân loại: Nhóm Khủng long hông thằn lằn, phân họ Khủng long dạng chân thằn lằn, phân bộ Khủng long chân thằn lằn tiến hóa thực sự.
  • Phân loại khoa học: Dinosauria, Saurischia, Sauropodomorpha, Sauropoda, Eusauropoda, Neosauropoda, Macronaria.
  • Đại diện loài: Bellusaurus sui.
  • Phát hiện và đặt tên bởi: Dong and Azuma (1990).
  • Ý nghĩa tên: Bellusaurus có nguồn gốc từ “bellus” tiếng Latin nghĩa là “đẹp đẽ” nhằm ám chỉ việc bảo tồn tuyệt vời các hóa thạch của nó và “sauros” tiếng Hy Lạp nghãi là “thằn lằn” để chỉ các loài bò sát nói chung. Đại diện loài tên là B. sui được đặt tên để vinh danh người dẫn đầu việc khám phá chi khủng long này, Youling Sui.
Mỹ long Tân Cương Bellusaurus - 2

Đặc điểm cơ bản của Mỹ long Tân Cương Bellusaurus

  • Thời kỳ tồn tại:  Giữa kỷ Jura , 180-159 triệu năm trước.
  • Môi trường sống: Sống trong môi trường sống trên cạn.
  • Hóa thạch: 17 bộ xương không hoàn chỉnh.
  • Nơi phát hiện: Hệ tầng Shishougou ở lưu vực sông Junggar, Tân Cương, đông bắc Trung Quốc.
  • Chế độ ăn uống: Ăn thực vật.
  • Chế độ sinh sản: Đẻ trứng.
  • Kích thước cơ thể: Khoảng 4,8 đến 5 mét cho phần còn lại được tìm thấy, mặc dù những người già có thể sẽ lớn hơn.
  • Đặc điểm di chuyển: Di chuyển bằng 4 chân sau.
  • Đặc điểm cơ thể nổi bật:
Mỹ long Tân Cương Bellusaurus - 3

Khám phá và đặt tên

Loài duy nhất được biết của chi khủng long này là Bellusaurus sui, chính thức được mô tả bởi Zhiming Dong vào năm 1990. Vào năm 1983, các mẫu hóa thạch của Mỹ long Tân Cương Bellusaurus được tìm thấy ở “Thung lũng khủng long” (tên phiên âm: Konglonggou) nằm trong hệ tầng địa chất Shishugou (trước đây là Wucaiwan), khu vực đông bắc Junggar Basin ở Tân Cương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Các mẫu hóa thạch được xác nhận là từ 17 cá thể loài đã được tìm thấy trong một mỏ đá duy nhất, cho thấy rằng một đàn đã bị giết trong trận lũ quét, dựa trên nghiên cứu có khả năng tất cả chúng là vị thành niên. Mẫu vật kiểu mẫu cho chi đánh số IVPP V8299 là mảnh xương sọ và răng.

Mỹ long Tân Cương Bellusaurus - 4

Một số khám phá thú vị về Mỹ long Tân Cương Bellusaurus

Nguyên nhân chết:

Mỹ long Tân Cương Bellusaurus được biết đến từ một mớ xương hỗn độn từ nhiều cá thể loài – được khai quật một cách tỉ mỉ từ “Thung lũng khủng long” của lưu vực sông Junggar bởi Zhiming Dong từ năm 1983.

Mỹ long Tân Cương Bellusaurus - 5

Khi nghiên cứu, các nhà khoa học xác nhận giả thuyết lớn nhất nguyên nhân chết là lũ quét hoặc một số dạng thảm họa xảy ra tự nhiên khác. Những con Mỹ long Tân Cương Bellusaurus này – dài 5 mét (gần bằng chiều rộng của một căn nhà), và có lẽ tất cả đều là cá thể vị thành niên – đã phải đối mặt với một dòng sông rộng trong quá trình di cư hàng năm của chúng và do quá nhỏ yếu nên không thể vượt qua để đi về phía bên kia.

Mỹ long Tân Cương Bellusaurus - 6

Độ tuổi các cá thể:

Các nhà khoa học vẫn nghi ngờ các mẫu hóa thạch đại diện cho Mỹ long Tân Cương Bellusaurus là đến từ các cá thể vị thành niên. Đặc điểm vị thành niên của khủng long đã được Galton ghi nhận vào năm 1982 về sự phát triển của xương. Theo nghiên cứu của họ, nhóm khủng long Mỹ long Tân Cương Bellusaurus là những con non đã bị một thảm họa  dẫn đến cả đàn đều tử vong cùng lúc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nghi vấn không chắc chắn về tuổi của mẫu hoá thạch khi nó có thể khiến sai lệch một số đặc điểm hình thái, ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả nghiên cứu trên.

Mỹ long Tân Cương Bellusaurus - 7

Phân loại:

Thật kỳ lạ là dù sở hữu chiếc cổ tương đối vừa phải (ngắn hơn hẳn những người anh em), một số nhà cổ sinh vật học xếp loại Mỹ long Tân Cương Bellusaurus như một thành viên của “Mamenchisaurinae” – một nhóm các loài khủng long châu Á nổi tiếng với chiếc cổ dài điên rồ. Tuy nhiên, nhiều người khác nghi ngờ Mỹ long Tân Cương Bellusaurus thực chất chỉ là phiên bản vị thành niên của một loài khủng long có tên Klamelisaurus gobiensis được biết đến từ cùng khu vực.

Mỹ long Tân Cương Bellusaurus - 8

Lưu trữ và bảo tồn

Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng bộ xương của loài khủng long này, bạn có thể ghé thăm một số bảo tàng trên thế giới như:

  • Bảo tàng Cổ sinh vật học Trung Quốc, Bắc Kinh, Trung Quốc.
  • Bảo tàng lịch sử tự nhiên Thiên Tân, Trung Quốc.
  • Trung tâm nghệ thuật Midland, Hoa Kỳ.
  • Trung tâm Khủng long bang Utah, Thermopolis, WY, Hoa Kỳ.
  • Bảo tàng Sự tiến hóa của Puebla, Mexico.
Mỹ long Tân Cương Bellusaurus - 9

Một số tư liệu tham khảo về Mỹ long Tân Cương Bellusaurus

Mỹ long Tân Cương Bellusaurus hiện nay còn hiếm các tài liệu nghiên cứu về nó được  viết hoặc dịch bằng tiếng Việt. Nếu các bạn muốn được tiếp cận với những tài liệu chuyên sâu hơn về loài khủng long này, bạn có thể tham khảo qua các website tiếng Anh với những thông tin đầy đủ. Một số trang web hữu ích cho bạn là:

Mỹ long Tân Cương Bellusaurus - 10

Bạn cũng có thể tìm hiểu về Mỹ long Tân Cương Bellusaurus qua một số những video trên Youtube như là:

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về loài Mỹ long Tân Cương Bellusaurus qua cuốn sách “Bellusaurus sui” viết bằng tiếng Trung với tóm tắt bằng tiếng Anh của Mo Jinyou (2013):

Mỹ long Tân Cương Bellusaurus - 11

Mỹ long Tân Cương Bellusaurus là một loài khủng long thú vị đến từ Trung Quốc với cái tên gây nhiều tò mò khiến nhiều người muốn tìm hiểu. Mong rằng thông qua bài viết của chúng tôi hôm nay, các bạn đã được cung cấp nhiều thông tin hữu ích để hiểu biết hơn về loài khủng long cổ đại này. Hãy theo dõi trang web của chúng tôi để cùng nhau tìm hiểu thêm những loài khủng long khác nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *