Phát hiện mới: có tới 3 loài khủng long bạo chúa?

Ba nhà nghiên cứu uy tín trong giới khoa học là Gregory S. Paul, Scott People và Jay Van Raalte vừa công bố một phát hiện mới rằng loài khủng long bạo chúa T-rex có thể không chỉ có một loài mà có tới 3 loài khủng long bạo chúa khác nhau. Tuy các nhà khoa học đã đưa ra nhiều chi tiết dẫn chứng cụ thể chứng minh cho phát hiện của họ, nhưng rất nhiều học giả khác vẫn đang rất nghi ngờ về khám phá này.

Công bố trên tạp chí sinh vật học nổi tiếng “Springer ”, hai loài khủng long bạo chúa được phát hiện mới gồm: Một loài xuất hiện cả trước thời khủng long T-rex được đặt tên là Tyrannosaurus imperator” và một loài xuất hiện cùng thời với khủng long T-rex được đặt tên là Tyrannosaurus regina.

Những hóa thạch này đại diện cho ba loài – T. rex, T. regina và T. imperator

Tranh cãi về 3 loài khủng long bạo chúa

Loài khủng long ăn thịt đáng sợ Tyrannosaurus rex được phát hiện trong hệ tầng Hell Creek, ngoài ra hóa thạch của nó cũng được tìm thấy trong nhiều trầm tích của kỷ phấn trắng (giai đoạn Maastrichtian). Cụ thể, hóa thạch khủng long bạo chúa được tìm thấy trong các vùng lộ thiên của Hệ tầng Scollard ở tây nam Alberta – một vùng ở phía tây của Canada, hệ tầng Frenchman ở miền nam Saskatchewan – một tỉnh của Canada có đường biên giới với Hoa Kỳ về phía nam – và đông nam Alberta… Điều này cho thấy rằng loài động vật này đã sinh sống trong một vùng đất rộng lớn ở khu vực phía bắc của Laramidia – một lục địa tồn tại trong thời kỳ cuối kỷ Phấn trắng. Hóa thạch của khủng long bạo chúa được tìm thấy tại hệ tầng Laramie ở Colorado – một tiểu bang phía tây Hoa Kỳ – được đặt tên cụ thể là loài khủng long bạo chúa T-rex mà lâu nay chúng ta vẫn hay biết. Ngoài ra còn rất nhiều hóa thạch của loài T-rex này được tìm thấy ở phía nam Hoa kỳ, hệ tầng Javelina của Texas.

Với việc tìm thấy hóa thạch T-rex rải rác ở nhiều nơi chứng tỏ loài khủng long này hầu như sinh sống ở khắp mọi nơi trên lục địa Laramidia. Hơn nữa hệ tầng Hell Creek hình thành và tồn tại trong hơn 2 triệu năm, trong khoảng thời gian dài này, rất nhiều loài khủng long đã tiến hóa thành các loài mới như Triceratops… Chính vì thế các học giả cho rằng 2 loài khủng long bạo chúa mới phát hiện thực ra là cùng một loài với khủng long bạo chúa T-rex, nhưng do thời gian dài các sinh vật đã có sự tiến hóa thêm các đặc điểm khác nhau.

Tái tạo bộ xương của “Scotty” T. rex

Phân tích xương chi, đùi

Đi sâu vào nghiên cứu, các nhà khoa đọc đã phân tích 37 mẫu hóa thạch, 2/3 trong số này là xương đùi và đã tìm thấy sự khác biệt về độ dày, chắc, khỏe của những chiếc xương này đủ để khẳng định hai loài mới tìm không phải là kết quả từ sự tiến hóa của loài T-rex mà có thể là 2 loài mới hoàn toàn. Trong mẫu hóa thạch được nghiên cứu, Gregory S. Paul và các đồng nghiệp của ông đã tìm thấy sự khác biệt lớn về độ chắc khỏe của xương đùi của khủng long bạo chúa T. rex so với toàn bộ hóa thạch xương đùi của các loài khủng long bạo chúa khác được biết đến từ mười triệu năm trước.

Đây là loài khủng long bạo chúa nào? Hình ảnh là một mẫu đúc của T. rex được gọi là “Stan” (BHI 3033)

Sự khác biệt về số lượng răng

Các nhà khoa học cũng phát hiện có sự khác biệt về số lượng, vị trí trong bộ răng ở 3 loài khủng long bạo chúa. Khủng long bạo chúa Tyrannosaurus imperator có hai răng cửa nhỏ trong mỗi hàm, trong khi các loài sau này (T. regina và T. rex) chỉ có một chiếc răng cửa nhỏ trong mỗi hàm.

Các nghiên cứu cũng rất hoan nghênh các ý kiến của các nhà khoa học khác để giải thích cho những phát hiện của họ. Một số nhà cổ sinh vật học đã phản biện lại bài báo, họ cho rằng những đặc điểm khác nhau được tìm thấy trong hóa thạch chỉ là sự tiến hóa để thích nghi với các môi trường sống khác nhau của cùng một loài khủng long bạo chúa T- rex. Một số đặc điểm như là về xương, răng là do trong quá trình trưởng thành, cơ thể khủng long đã tự biến đổi và điều này là hoàn toàn bình thường giống như cơ thể con người chúng ta khi trưởng thành có nhiều điểm khác biệt so với lúc bé vậy.

Đối với những người hâm mộ khủng long, phát hiện này có nghĩa là các nhà sưu tập sẽ phải xem lại các mô hình khủng long bạo chúa của họ xem nó thuộc loài nào?

Bạn là loài khủng long bạo chúa nào?

Các bạn có thể tham khảo thêm nghiên cứu này dựa vào bài báo khoa học gốc “The Tyrant Lizard King, Queen and Emperor: Multiple Lines of Morphological and Stratigraphic Evidence Support Subtle Evolution and Probable Speciation Within the North American Genus Tyrannosaurus” của Gregory S. Paul, W. Scott Person IV và Jay Van Raalte được xuất bản trong trong tạp chí sinh học tiến hóa Springer.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *