Khủng long bò đực Carnotaurus – loài khủng long thiện chiến

Những con khủng long ăn thịt luôn là một nỗi khiếp sợ của muôn loài động vật thời tiền sử. Trong số đó, những con Khủng long bò đực Carnotaurus là loài được đánh giá là thiện chiến nhất. Mặt khác, với những đặc điểm tiến hóa đặc trưng, việc nghiên cứu về Khủng long bò đực Carnotaurus hứa hẹn sẽ mở ra những phát hiện mới về cách thức săn mồi và chiến đấu của các loài khủng long cổ đại.

Khủng long bò đực Carnotaurus - 1

Chi tiết phân loại Khủng long bò đực Carnotaurus

  • Phân loại: Nhánh Khủng long chân thú, phân nhánh Khủng long chân thú mới, bộ Khủng long đầu gồ, phân họ Khủng long mào mắt Abel.
  • Phân loại khoa học: Dinosauria, Saurischia, Theropoda, Neotheropoda, Ceratosauria, Neoceratosauria, Abelisauridae.
  • Đại diện loài: Carnotaurus sastrei.
  • Phát hiện và đặt tên bởi: José Bonaparte (1985).
  • Ý nghĩa tên: Tên của Khủng long bò đực “Carnotaurus” có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó, “carno” có nghĩa là “thịt” còn “taurus” có nghĩa là “con bò”.
Khủng long bò đực Carnotaurus - 2

Đặc điểm cơ bản của Khủng long bò đực Carnotaurus

  • Thời kỳ tồn tại:  Thời kỳ Maastrichtian thuộc kỷ Phấn Trắng .
  • Môi trường sống: Sống trong môi trường sống trên cạn tại nơi ngày nay là Nam Mỹ.
  • Hóa thạch: Phát hiện một bộ xương gần như hoàn chỉnh và còn tồn tại những dấu vết về làn da.
  • Nơi phát hiện: Hệ địa tầng La Colonia, hiện nay thuộc tỉnh Chubut, Argentina.
  • Chế độ ăn uống: Ăn thịt.
  • Chế độ sinh sản: Đẻ trứng.
  • Kích thước cơ thể: Có chiều dài từ 7m đến 8m theo ước lượng.
  • Đặc điểm di chuyển: Di chuyển bằng hai chân sau.
  • Đặc điểm cơ thể nổi bật: Khủng long bò đực Carnotaurus có những đặc điểm nổi bật của phân họ Khủng long mào mắt Abel (tên khoa học: Abelisauridae) với hai chi trước bị thoái hóa, hộp sọ nhỏ hơn đa số các loài khủng long cùng họ khác (so sánh trên tỷ lệ với kích thước cơ thể) và có nhiều mào xương mọc quanh mắt.
Khủng long bò đực Carnotaurus - 3

Hành trình khám phá

Bộ xương duy nhất của Khủng long bò đực Carnotaurus được khai quật vào năm 1984 bởi một đoàn thám hiểm do nhà cổ sinh vật học người Argentina, ông Jose Bonaparte dẫn đầu. Được biết đây là chuyến thám hiểm thứ 8 trong dự án có tên “Động vật có xương sống trên cạn và kỷ Phấn trắng Nam Mỹ”, bắt đầu vào năm 1976 và được Hiệp hội Địa lý Quốc gia tài trợ. Bộ xương được bảo quản tốt và các khớp nối vẫn giữ được liên kết với nhau, chỉ có hai phần ba đuôi, phần lớn ở chân dưới và chân sau bị phá hủy bởi thời tiết.

Khủng long bò đực Carnotaurus - 4

Trong hóa thạch tìm thấy, hộp sọ và đặc biệt là mõm bị nghiền nát, trong khi phần xương cửa trước hàm (tên khoa học: preaxilla) được đẩy lên phía trên xương mũi. Do đó, độ cong hàm trên của mẫu vật hóa thạch được phóng đại lên nhiều lần so với thực tế của loài Khủng long bò đực Carnotaurus. Theo các giám định và các quan sát ở hộp sọ, bộ xương này thuộc về một cá thể Khủng long bò đực Carnotaurus trưởng thành. Các kết quả về việc giám định cũng như ước lượng về kích thước của Khủng long bò đực Carnotaurus được xem là khá chính xác và được ghi nhận trong các nghiên cứu chuyên sâu của giới khảo cổ học.

Khủng long bò đực Carnotaurus - 5

Đặc biệt, hộp sọ được tìm thấy nằm ở phía bên phải của thân, cho thấy một tư thế chết phổ biến với cái cổ cong qua thân. Tuy nhiên, điều đặc biệt chính là ở mẫu vật hóa thạch này còn tìm thấy các dấu hiệu của da còn sót lại. Trước tầm quan trọng của những dấu hiệu này, một cuộc thám hiểm thứ hai đã được bắt đầu để tái tìm kiếm tại địa điểm khai quật ban đầu, kết quả là đã tìm kiếm được thêm một số mảng da khá hoàn chỉnh sau đó.

Khủng long bò đực Carnotaurus - 6

Vũ khí chiến đấu của Khủng long bò đực Carnotaurus

Khủng long bò đực Carnotaurus là loài động vật hai chân ăn thịt duy nhất được biết đến với một cặp sừng trên xương trán và các mào xung quanh mắt dày đặc. Theo nghiên cứu của các nhà cổ sinh vật hiện, chúng sử dụng những chiếc sừng này trong chiến đấu để tự vệ hoặc trong lúc săn mồi.

Khủng long bò đực Carnotaurus - 7

– Những chiếc sừng sắc nhọn

Vào năm 1988, nhà nghiên cứu Greg Paul đã đề xuất rằng nên xem những chiếc sừng là điểm yếu của chúng bởi vì rằng chiếc sừng tạo ra các mào nhỏ quanh mắt của Khủng long bò đực Carnotaurus sẽ giảm thiểu khả năng quan sát của mắt khi chiến đấu. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Gerardo Mazzetta và các đồng nghiệp xuất bản năm 1998 lại cho rằng Carnotaurus đã sử dụng sừng của nó theo cách tương tự như các mũi nhọn để tấn công kẻ thù. Mazzetta cũng đã tính toán rằng hệ thống cơ cổ của Khủng long bò đực Carnotaurus đủ mạnh để hấp thụ lực của hai cá thể va chạm với đầu của chúng ở phía trước với tốc độ 5,7 m/s mỗi cái.

Khủng long bò đực Carnotaurus - 8

– Những cái húc mạnh mẽ

Theo các phân tích của Fernando Novas được xuất bản năm 2009 đã giải thích những đặc điểm tiến hóa đặc trưng của bộ xương Khủng long bò đực Carnotaurus chính là cơ sở để chúng có thể để đưa ra những cú đánh bằng đầu. Ông cho rằng việc hộp sọ ngắn hơn có thể khiến chuyển động đầu nhanh hơn bằng cách giảm quán tính, trong khi đó cổ cơ bắp sẽ tạo lực và cho phép những cú đánh đầu trở nên mạnh hơn. Mặt khác, độ cứng và sức mạnh của cột sống được tăng cường của Khủng long bò đực Carnotaurus cũng giúp chúng chống lại các cú sốc sau khi thực hiện các cú húc bằng đầu và cổ.

Khủng long bò đực Carnotaurus - 9

Hàm răng và chế độ ăn uống

Theo phân tích về cấu trúc hàm Khủng long bò đực Carnotaurus của Mazzetta và đồng nghiệp được xuất bản lần lượt vào các năm 1998, 2004 và 2009 cho thấy loài vật này có khả năng tạo ra các cú đớp với tốc độ nhanh nhưng không mạnh. Trong quá trình săn mồi, các vết cắn nhanh sẽ quan trọng hơn là vết cắn mạnh, đặc biệt là khi bắt những con mồi nhỏ. Điều này cũng có sự tương tự như khi nghiên cứu về các loài cá sấu thời hiện đại khi chúng cắn và ngoạm những con mồi có kích thước nhỏ.

Khủng long bò đực Carnotaurus - 10

Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận mức độ linh hoạt cao trong cấu tạo của hộp sọ và đặc biệt là hàm dưới của Khủng long bò đực Carnotaurus hơi giống với các loài rắn hiện đại. Độ đàn hồi của hàm sẽ cho phép Khủng long bò đực Carnotaurus nuốt trọn các con mồi nhỏ. Ngoài ra, phần trước của hàm dưới đã tiến hóa và hình thành bộ phận giống như là bản lề cho phép hàm của chúng di chuyển lên xuống nhanh chóng. Mazzetta và các đồng nghiệp cũng phát hiện ra rằng hộp sọ có thể chịu được các tác động lớn xuất hiện khi kéo hoặc húc mạnh vào những con mồi lớn. Do đó, Khủng long bò đực Carnotaurus có thể thường ăn những con mồi tương đối nhỏ là chủ yếu nhưng chúng cũng có thể săn được những con khủng long lớn.

Khủng long bò đực Carnotaurus - 11

Theo những gì François Therrien và các đồng nghiệp đề xuất vào năm 2005, lực cắn của Khủng long bò đực Carnotaurus gấp đôi so với cá sấu Mỹ và có thể xem đây là loài vết cắn mạnh nhất của bất kỳ loài động vật bốn chân nào (tên khoa học: tetrapod). Các nhà nghiên cứu cũng thấy được sự tương tự của Khủng long bò đực Carnotaurus với những con rồng Komodo hiện đại: độ bền uốn của hàm dưới giảm dần về phía đầu, cho thấy hàm không phù hợp để bắt con mồi nhỏ cần có độ chính xác cao khi tấn công nhưng dễ mang lại vết thương như chém làm suy yếu con mồi lớn. Kết quả là, theo nghiên cứu này, Carnotaurus nếu phải làm mồi cho những động vật lớn chỉ có thể là do bị phục kích.

Khủng long bò đực Carnotaurus - 12

Khả năng vận động của Khủng long bò đực Carnotaurus

Cũng theo các nghiên cứu của Mazzetta và các đồng nghiệp, Khủng long bò đực Carnotaurus là loài có tốc độ chạy rất nhanh. Ngoài ra xương đùi của chúng đã tiến hóa và được điều chỉnh để chịu được việc uốn cong lên cao khi chạy, tuy nhiên điều này lại làm hạn chế tốc độ tối đa của nó. Khả năng thích nghi với việc chạy nhanh của Khủng long bò đực Carnotaurus tuy không được tốt như các loài đà điểu hiện nay nhưng chúng cũng sở hữu tốc độ tối đa lên tới 56 km mỗi giờ.

Khủng long bò đực Carnotaurus - 13

Ở hầu hết các loài khủng long nói chung, cơ vận động quan trọng nhất thường nằm ở đuôi. Cơ này có tên khoa học là “caudofemoralis”, gắn vào đốt xương thứ tư và kéo xương đùi về phía sau khi bị co lại trong lúc chạy. Hai nhà nghiên cứu Scott Persons và Phil Currie đã đưa ra các lưu ý rằng trong đốt sống đuôi của Khủng long bò đực Carnotaurus có các xương sườn không nhô ra theo chiều ngang (“hình chữ T”) nhưng một số các loài khủng long khác mà được đặt ngược với trục dọc của đốt sống, tạo thành hình chữ “V”. Điều này sẽ cung cấp thêm không gian cho hệ cơ của chúng phát triển hơn. Theo tính toán, khối lượng cơ bắp mỗi chân của Khủng long bò đực Carnotaurus là từ 111 đến 137 kg. Do đó, có thể xem Khủng long bò đực Carnotaurus là một trong những loài khủng long chạy nhanh nhất lúc bấy giờ.

Khủng long bò đực Carnotaurus - 14

Lưu trữ và bảo tồn

Hiện nay, các mẫu vật thuộc về Khủng long bò đực Carnotaurus cũng như các mô hình phục dựng về chúng có mặt ở nhiều bảo tàng lịch sử tự nhiên khắp nơi trên thế giới nên các bạn có thể dễ dàng tìm đến và chiêm ngưỡng nếu có điều kiện. Trong đó, những địa chỉ nổi bật thường được nhiều người tìm đến có thể kể đến như là:

Khủng long bò đực Carnotaurus - 15
  • Viện Bảo tàng Vạn vật học (The Dinosaur Discovery Museum) tại Kenosha, Wisconsin, Hoa Kỳ.
  • Bảo tàng Chlupáč (The Chlupáč Museum) tại Prague, Cộng hòa Séc.
  • Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bernardino Rivadavia Argentina (The Bernardino Rivadavia Natural Sciences Argentine Museum) tại Argentina.
  • Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Hạt Los Angeles (The Natural History Museum of Los Angeles County) tại Hoa Kỳ.
Khủng long bò đực Carnotaurus - 16

Một số tư liệu tham khảo về Khủng long bò đực Carnotaurus

Với bộ xương gần như hoàn chỉnh được tìm thấy cùng với những dấu vết rõ rệt về đặc điểm cơ thể được bảo quản hóa thạch tốt, có thể nói việc nghiên cứu về Khủng long bò đực Carnotaurus đang có những bước tiến đáng kể. Hiện nay, các bạn có thể tìm kiếm thông tin về loài Khủng long bò đực Carnotaurus này trên nhiều trang tin khác nhau, trong đó, các trang tin viết bằng tiếng Anh với những thông tin được trích từ các nguồn tài liệu chính xác nhất có thể kể đến như là:

Khủng long bò đực Carnotaurus - 17

Ngoài ra, nếu như bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu về loài khủng long này, bạn cũng có thể tham khảo nguồn tài liệu sau: “Dinosaur Speed Demon: The caudal musculature of Carnotaurus sastrei and implications for the evolution of South American abelisaurids” do W. Scott Persons IV và Philip J. Currie nghiên cứu được xuất bản vào ngày 17 tháng 10 năm 2011. Bạn có thể truy cập vào đường dẫn sau để tiếp cận tài liệu: https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0025763.

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp các bạn hiểu thêm về loài Khủng long bò đực Carnotaurus này. Các bạn hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong các kỳ sau và tìm hiểu về những loài khủng long thú vị khác nữa nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *