10+ khám phá về loài khủng long nhỏ bé đến từ Trung Quốc – Khủng long sừng cổ Archaeoceratops

Khủng long sừng cổ Archaeoceratops là loài khủng long mặt rừng kỳ lạ đến từ Cam Túc, Trung Quốc. Chúng tồn tại vào khoảng 121 đến 99 triệu năm trước tại tầng Apt vào Kỷ Phấn Trắng sớm. Đây là một loài khủng long nhỏ bé nhưng độc đáo, xứng đáng để bạn bỏ thời gian khám phá về chúng. Hãy để chúng tôi đồng hành với hạn trên hành trình khám phá này qua bài viết dưới đây.

10+ khám phá về loài khủng long nhỏ bé đến từ Trung Quốc - Khủng long sừng cổ Archaeoceratops - 1

Chi tiết phân loại Khủng long sừng cổ Archaeoceratops

  • Phân loại: Nhóm Khủng long hông chim, bộ Khủng long vận giáp, nhánh Khủng long sừng, họ Khủng long đầu diềm, gia đình Khủng long mặt sừng tiến hóa.
  • Phân loại khoa học: Dinosauria, Ornithischia, Genasauria, Cerapoda, Marginocephalia, Ceratopsia, Neoceratopsia.
  • Đại diện loài: Archaeoceratops oshimai.
  • Đặt tên bởi: Dong Zhiming và Azuma (1997).
  • Ý nghĩa tên: “Archaeoceratops” xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “khủng long mặt sừng cổ đại”. Được phát hiện từ Trung Quốc, tên Hán – Việt của loài khủng long này là Khủng long sừng cổ. Tên đại diện loài là A. oshimai nhằm vinh danh ông Oshima – giám đốc Chunichi-Shinbuan và là nhà xuất bản báo chí Nhật Bản, người đã hỗ trợ cuộc thám hiểm tìm thấy hài cốt của nó.
  • Loài thứ 2: Archaeoceratops yujingziensis – You và cộng sự (2010).
10+ khám phá về loài khủng long nhỏ bé đến từ Trung Quốc - Khủng long sừng cổ Archaeoceratops - 2

Đặc điểm cơ bản của Khủng long sừng cổ Archaeoceratops

  • Thời kỳ tồn tại:  Khoảng 121 đến 99 triệu năm trước tại tầng Apt vào Kỷ Phấn Trắng sớm.
  • Môi trường sống: Trên cạn tại khu vực nay là phía bắc miền trung Trung Quốc.
  • Hóa thạch: Mẫu vật đầu tiên bao gồm một bộ xương gần hoàn chỉnh với cả hộp sọ, đốt sống đuôi , xương chậu và hầu hết một chân sau. Mẫu vật thứ hai bao gồm một bộ xương không hoàn chỉnh với một chuỗi đuôi được bảo quản tương đối tốt, một chi sau và một chân được bảo quản hoàn toàn.
  • Nơi phát hiện: Hệ tầng Tân Dân (Xinminbao Group), tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.
  • Chế độ ăn uống: Ăn thực vật. Có khả năng là loài khủng long này ăn các loài thực vật phổ biến lúc đó như: cây dương xỉ, mè và cây lá kim. Nó có lẽ đã sử dụng cái mỏ sắc để cắn lá cây hoặc lá kim và nghiền nhỏ rồi nuốt.
  • Chế độ sinh sản: Đẻ trứng.
  • Kích thước cơ thể: Nhỏ, dài khoảng 1-1.5 m và nặng khaonrg  24 Kg.
  • Đặc điểm di chuyển:  Di chuyển chủ yếu bằng 2 chân sau nhưng vẫn có thể di chuyển bằng cả 4 chân.
  • Đặc điểm cơ thể nổi bật: Nó có kích thước khá nhỏ với cái đầu tương đối lớn, không có sừng mà chỉ sở hữu một diềm xương nhỏ nhô ra từ phía sau đầu.
10+ khám phá về loài khủng long nhỏ bé đến từ Trung Quốc - Khủng long sừng cổ Archaeoceratops - 3

Loài đầu tiên thuộc gia đình Khủng long mặt sừng tiến hóa trong khu vực

Cả 2 mẫu vật của loài điển hình A. oshimai cho chi Khủng long sừng cổ Archaeoceratops đều được tìm thấy ở lớp đá trầm tích xám thuộc thành hệ Tân Dân (Xinminbao Group), bồn địa Gongpoquan, thuộc khu vực núi Mã Tùng (Mazong Shan), tỉnh Cam Túc của Trung Quốc trong chuyến Thám hiểm khủng long “Con đường tơ lụa Trung-Nhật” vào năm 1992.

10+ khám phá về loài khủng long nhỏ bé đến từ Trung Quốc - Khủng long sừng cổ Archaeoceratops - 4

Từ mẫu hóa thạch này Dong Zhiming và Azuma vào năm 1997 đã đặt tên loài là Archaeoceratops oshimai và nó loài đầu tiên thuộc gia đình Khủng long mặt sừng tiến hóa (tên khoa học: Neoceratopsia) được tìm thấy trong khu vực này.

Một số mô tả về Khủng long sừng cổ Archaeoceratops

Khủng long sừng cổ Archaeoceratops là một trong số rất nhiều khủng long mặt sừng cơ bản phát hiện từ châu Á. Những dấu tích này chỉ ra nguồn gốc tổ tiên châu Á của tất cả các loài khủng long mặt sừng từ Khủng long Nguyên giác Protoceratops của Mông Cổ, đến Khủng long ba sừng Triceratops và Khủng long sừng gai Styracosaurus của Bắc Mỹ. Tuy nhiên, Khủng long sừng cổ Archaeoceratops có những đặc điểm rất khác với các dạng sau này.

10+ khám phá về loài khủng long nhỏ bé đến từ Trung Quốc - Khủng long sừng cổ Archaeoceratops - 5

Đầu tiên, Khủng long sừng cổ Archaeoceratops dường như phù hợp hơn với tư thế đi bộ bằng hai chân sau, mặc dù vẫn có thể nhanh chóng áp dụng tư thế bốn chân để kiếm ăn trên thảm thực vật thấp.

Thứ hai là kích thước của Khủng long sừng cổ Archaeoceratops hơn rất nhiều so với những loài khủng long mặt sừng sau này. Tỷ lệ hộp sọ là khá lớn so với kích thước cơ thể tổng thể của chúng.

10+ khám phá về loài khủng long nhỏ bé đến từ Trung Quốc - Khủng long sừng cổ Archaeoceratops - 6

Phân loại và cây gia phả

Từ năm 1997, Dong và Azuma cũng đã phân loại và đặt Khủng long sừng cổ Archaeoceratops trong một họ mới là “Archaeoceratopsidae”. Khủng long sừng thái dương Helioceratops và có thể cả Khủng long sừng Diêm Vương Yamaceratops cũng đã được tìm thấy ở Trung Quốc được phân loại là thành viên của Archaeoceratopsidae.

10+ khám phá về loài khủng long nhỏ bé đến từ Trung Quốc - Khủng long sừng cổ Archaeoceratops - 7

Loài thứ hai: Archaeoceratops yujingziensis

Archaeoceratops yujingziensis (“từ Yujingzi”) được phát hiện dựa trên mẫu vật hóa thạch được đánh số CAGS-IG-VD-003. Mẫu hóa thạch là một bộ xương không hoàn chỉnh được phát hiện bởi Zhang Yu-Qing vào năm 2002. Nó được đặt tên bởi You và các cộng sự vào năm 2010 và thậm chí còn nhỏ hơn kích thước của A. oshimai với chiều dài khoảng 55cm và chiều cao hông là 23cm.

10+ khám phá về loài khủng long nhỏ bé đến từ Trung Quốc - Khủng long sừng cổ Archaeoceratops - 8

Lưu trữ và bảo tồn

Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng bộ xương của loài khủng long này, bạn có thể ghé thăm Bảo tàng khủng long tỉnh Fukui ở Katsuyama, Fukui, Japan.

10+ khám phá về loài khủng long nhỏ bé đến từ Trung Quốc - Khủng long sừng cổ Archaeoceratops - 9

Một số tư liệu tham khảo về Khủng long sừng cổ Archaeoceratops

Hiện tại có rất nhiều thông tin về Khủng long sừng cổ Archaeoceratops, tuy nhiên phần lớn các tài liệu này được viết bằng tiếng Anh.

10+ khám phá về loài khủng long nhỏ bé đến từ Trung Quốc - Khủng long sừng cổ Archaeoceratops - 10

Ngoài ra, các bạn cũng có thể xem những hình ảnh trực quan, sinh động về loài Khủng long sừng cổ Archaeoceratops qua những video trên Youtube:

Bạn cũng có thể tham khảo thêm về loài Khủng long sừng cổ Archaeoceratops trong cuốn sách “New Perspectives on Horned Dinosaurs: The Royal Tyrrell Museum Ceratopsian Symposium (Life of the Past)” của Michael J. Ryan và các cộng sự (2010).

10+ khám phá về loài khủng long nhỏ bé đến từ Trung Quốc - Khủng long sừng cổ Archaeoceratops - 11

Chúng tôi hy vọng bài viết trên có giúp bạn hiểu hơn về Khủng long sừng cổ Archaeoceratops. Nếu bạn còn có thắc mắc điều gì về chúng, hãy để lại bình luận ở phía dưới nhé để chúng ta cùng thảo luận nhé! Hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trên hành trình tìm hiểu và khám phá nhiều loài khủng long độc đáo và thú vị khác trong những bài viết tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *