Khám phá về loài Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta

Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta là một chi của nhánh Khủng long bọc giáp (tên khoa học: Ankylosaurid) dựa trên các mẫu hóa thạch được phát hiện có niên đại từ kỷ Phấn Trắng muộn tại Bắc Mỹ. Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta là một trong những đối thủ lớn nhất, cạnh tranh với Khủng long hợp nhất Ankylosaurus magniventris khi tồn tại trong thời đại của mình.

Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta - 1

Chi tiết phân loại Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta

  • Phân loại: Nhóm Khủng long hông chim, bộ Khủng long vận giáp, phân bộ Giáp long, nhánh Khủng long bọc giáp.
  • Phân loại khoa học: Dinosauria, Ornithischia, Genasauria, Thyreophora, Ankylosauromorpha, Ankylosauria, Ankylosauridae.
  • Đại diện loài: Cedarpelta bilbeyhallorum.
  • Phát hiện và đặt tên bởi: Carpenter, Kirkland, Burge and Bird (2001).
  • Ý nghĩa tên: Cái tên “Cedarpelta” có nguồn gốc từ “Cedar” (Tuyết tùng) để chỉ Công viên Tuyết Tùng (tên tiếng Anh: Cedar) – nơi khám phá hóa thạch và “pelte” Hy Lạp (khiên) liên quan đến lớp áo giáp của nó. Đại diện loài có tên C. bilbeyhallorum nhằm vinh danh Sue Ann Bilbey và Evan Hall – người đã phát hiện ra loài này.
Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta - 2

Đặc điểm cơ bản của Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta

  • Thời kỳ tồn tại:  Tồn tại từ thời đại Aptian đến thời đại Albian của kỷ Phấn trắng sớm, khoảng 142 đến 127 triệu năm trước đây.
  • Môi trường sống: Sống trong môi trường sống trên cạn tại khu vực ngày nay là Bắc Mỹ.
  • Hóa thạch: Mẫu hóa thạch, đánh số CEUM 12360, là một phần của hộp sọ, thiếu hàm dưới.
  • Nơi phát hiện: Tại địa điểm Price River I trong khu vực Mussentuchit của hệ tầng Núi tuyết, ở Hạt Carbon, Utah, Hoa Kỳ.
  • Chế độ ăn uống: Ăn thực vật.
  • Chế độ sinh sản: Đẻ trứng.
  • Kích thước cơ thể: Không rõ do hạn chế mẫu hóa thạch, nhưng kích thước hộp sọ ước tính dài khoảng 60 cm. Dựa vào đó, vào năm 2010, Gregory S. Paul cho rằng chiều dài cơ thể Ankylosaurus Magniventris là 7 mét và nặng 5 tấn. Kenneth Carpenter ước tính nó nhỏ hơn, ở khoảng 5 mét.
  • Đặc điểm di chuyển: Trên 4 chân.
  • Đặc điểm cơ thể nổi bật:
Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta - 3

Lịch sử khám phá

Năm 1990, Sue Ann Bilbey và Evan Hall đã phát hiện ra một mỏ đá với một mẫu hóa thạch mắt cá chân của một sinh vật cổ đại tại khu vực gần sông Price ở Hạt Carbon, Utah. Năm 1998, phát hiện này đã được báo cáo trong các tài liệu khoa học. Vào năm 2001, Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta với đại diện loài Cedarpelta bilbeyhallorum được đặt tên và mô tả bởi Kenneth Carpenter, James Kirkland, Donald Burge và John Bird.

Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta - 4

Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta được biết đến từ mẫu hóa thạch xương được khám phá và phục hồi từ mỏ đá CEM và Price River II (PR-2) ở phía đông Utah; những địa điểm này ban đầu được cho là nằm trong Khu vực Ruby Ranch của hệ tầng Núi tuyết, nhưng sau đó được xác định lại là đến từ Khu vực Mussentuchit có niên đại từ 116 đến 109 triệu năm (khoảng ranh giới thời đại Aptian và Albian của kỷ Phấn trắng muộn).

Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta - 5

Những đặc điểm thú vị của Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta

Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta cho thấy sự pha trộn của các đặc điểm cơ bản (nguyên thủy) và các đặc điểm có nguồn gốc riêng của chi, được thể hiện trong một số đặc điểm sau:

– Một số đặc điểm khác biệt:

Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta - 6

Carpenter và các đồng nghiệp (2001) đã lập danh sách một số đặc điểm khác biệt của Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta là ở một trong những cặp xương sọ mũi trên hàm (tên khoa học: Praemaxilla) nằm ở phía trước xương mõm của Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta. Các Praemaxilla của Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta ngắn hướng về phía trước nhánh mũi của nó và có các bề mặt bên ngoài chạy song song xương mõm. Các cạnh cắt của lõi xương mõm tựa như của mỏ. Mỗi Praemaxilla có sáu răng hình nón. Hộp sọ Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta có hình tứ giác. Phần xương cổ dài và bám sát phía sau sọ.

Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta - 7

– Mối liên hệ hộp sọ và lớp áo giáp:

Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta có hai mẫu hóa thạch hộp sọ được biết đến, với chiều dài hộp sọ được ước tính là khoảng 60 cm. Một trong những hộp sọ của Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta đã không được bảo tồn đúng và bị phá hủy nghiêm trọng nhưng điều này tạo điều kiện giúp các nhà cổ sinh vật học một cơ hội để kiểm tra các xương riêng lẻ thay vì bị giới hạn trong một đơn vị hóa thạch. Hộp sọ của Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta tương đối dài và không có mỏ nối. Trong số các răng, răng tiền hình nón được phát hiện đầu tiên và có kích thước lớn nhất. Các hàm mang mười tám răng. Các hốc mắt được bao quanh bởi các tuyến lệ. Hóa thạch hộp sọ còn lại không hoàn chỉnh, chỉ có một phần phía sau sọ, được mô tả vào năm 2001 nhưng không được mô tả chi tiết.

Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta - 8

Các hộp sọ có kích thước ước tính khá lớn nên được xác định không phải thuộc cá thể vị thành niên mà là một con trưởng thành. Khi nghiên cứu dựa trên hộp sọ, trước đây, người ta đã giả sử rằng các tấm áo giáp bao bọc bên ngoài Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta hoặc được hình thành bằng cách: hóa thạch da trực tiếp thành các lớp khác biệt mà sau đó hợp nhất với hộp sọ (giả thuyết phổ biến nhất), hoặc do phản ứng của xương sọ với mô hình vảy phát triển quá mức. Việc thiếu một mô hình rõ ràng ở Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta đã gợi ý cho Carpenter và các đồng nghiệp rằng việc hóa thạch diễn ra trong một lớp trung gian giữa vảy và mái sọ, mà các nhà nghiên cứu phỏng đoán là màng ngoài tim.

Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta - 9

Lưu trữ và bảo tồn

Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng bộ xương của loài khủng long này, bạn có thể ghé thăm Bảo tàng Tiền sử Đại học Đông Utah ở Price, Uta để chiêm ngưỡng hóa thạch và mô hình hộp sọ của Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta.

Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta - 10

Một số tư liệu tham khảo về Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta

Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta hiện nay còn hiếm các tài liệu nghiên cứu về nó được viết hoặc dịch bằng tiếng Việt một cách chính xác và được công nhận. Nếu các bạn muốn được tiếp cận với những tài liệu chuyên sâu hơn về loài khủng long này, bạn có thể tham khảo qua các website tiếng Anh với những thông tin đầy đủ. Một số trang web hữu ích cho bạn là:

Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta - 11

Bạn cũng có thể tìm hiểu về Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta qua một số những video trên Youtube như là video giới thiệu về Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta “Cedarpelta – the Cedar sheild” do The Chickenosaurus đăng tải: https://www.youtube.com/watch?v=HGThTvPtgwM.

Khủng long khiên tuyết tùng Cedarpelta là một loài khủng long có nhiều điểm thú vị mà cho đến nay giới cổ sinh vật học vẫn chưa được khám phá hết. Mong thông qua bài viết của chúng tôi hôm nay, các bạn đã được cung cấp nhiều thông tin thú vị để hiểu biết hơn về loài khủng long cổ đại này. Đừng ngần ngại để lại những bình luận của bạn để chúng ta cùng bàn bạc về loài khủng long bí ẩn này. Hãy theo dõi trang web của chúng tôi để cùng nhau tìm hiểu thêm những loài khủng long khác nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *