Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops – những kẻ bạo chúa tý hon trên sa mạc

Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops là một chi khủng long bé nhỏ được tìm thấy tại sa mạc Mông Cổ. Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops có một những đặc điểm nguyên thủy với diềm ngắn, hẹp và rắn chắc, số lượng răng thấp (chỉ mười trên mỗi hàm ở người trưởng thành), và dáng người mảnh khảnh điển hình của những Khủng long mặt sừng (tên khoa học: Ceratopsia).  Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về loài khủng long này.

Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops - 1

Chi tiết phân loại Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops

  • Phân loại: Nhóm Khủng long hông chim, phân bộ Khủng long vận giáp, phân họ Khủng long sừng, nhánh Khủng long đầu diềm, họ Khủng long mặt sừng tiến hóa.
  • Phân loại khoa học: Dinosauria, Ornithischia, Genasauria, Cerapoda, Marginocephalia, Ceratopsia, Neoceratopsia, Bagaceratopsidae.
  • Đại diện loài: Bagaceratops rozhdestvenskyi.
  • Phát hiện và đặt tên bởi: Teresa Maryanska và Halszka Osmólska (1975).
  • Ý nghĩa tên: Cái tên “Bagaceratops” có nguồn gốc từ “baga” trong tiếng Mông Cổ nghĩa là “nhỏ”, và “ceras” kết hợp “ops” trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “mặt sừng”. Đại diện loài có tên B. rozhdestvensyi nhằm vinh danh nhà cổ sinh vật học Nga – Anatoly Konstantinovich Rozhdestvensky.
Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops - 2

Đặc điểm cơ bản của Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops

  • Thời kỳ tồn tại: Khoảng 80 triệu năm trước, vào cuối kỷ Phấn trắng.
  • Môi trường sống: Sống trên cạn tại nơi ngày nay là Mông Cổ.
  • Hóa thạch: Xương sọ của ít nhất 25 cá thể tại các độ tuổi khác nhau và ở mức độ hoàn thiện khác nhau đã được biết đến.
  • Nơi phát hiện: Nam Gobi và Bayankhongor (Mông Cổ); Nội Mông (Trung Quốc).
  • Chế độ ăn uống: Ăn thực vật.
  • Chế độ sinh sản: Đẻ trứng.
  • Kích thước cơ thể: Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops phát triển đến một kích thước trưởng thành dài khoảng 1 mét, cao 50 cm và nặng khoảng 22 kg.
  • Đặc điểm di chuyển: Di chuyển bằng 4 chân.
  • Đặc điểm cơ thể nổi bật: Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops phát triển muộn hơn nhưng vẫn giữ được các đặc điểm nguyên thủy hơn so với họ hàng trước đó: có một cái mỏ nhưng không có sừng trán và có các cục lồi lên nhỏ giống sừng trên mõm của nó. Ngoài ra, Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops chỉ có mười răng nghiến mỗi hàm và hộp sọ hình tam giác nhiều hơn so với người họ hàng gần của nó là Khủng long Nguyên giác Protoceratops.
Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops - 3

Phát hiện và khám phá hóa thạch

Mẫu hóa thạch đầu tiên của Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops được phát hiện tại khu vực có tên “Khermeen Tsav I” trong Hệ tầng Barun Goyot nằm ở tây nam của Nemegt Basin, Omnogovi của sa mạc Gobi, Mông Cổ vào những năm 1963 và 1971 bởi một đoàn thám hiểm gồm các nhà khoa học Mông Cổ và Ba Lan. Mẫu hóa thạch đầu tiên đó là hộp sọ gần như hoàn chỉnh và hàm dưới. Chúng được mô tả bởi hai trong số các nhà thám hiểm hàng đầu là Teresa Maryanska và Halszka Osmólska vào năm 1975.

Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops - 4

Đại diện loài: Bagaceratops rozhdestvensyi

Hộp sọ lớn nhất từng được tìm thấy chỉ dài 17cm (và nhỏ nhất chỉ 47mm, với hốc mắt chiếm một nửa số đó) và các nhà cổ sinh vật học nghĩ rằng có thể trong các hóa thạch này có một số thuộc về mẫu vật cá thể sơ sinh của Khủng long Nguyên giác (tên khoa học: Protoceratops). Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ hơn cho thấy một số đặc điểm khác thường như một lỗ mở thêm trong hộp sọ của nó, nằm ngay sau lỗ mũi và gờ nhỏ nhất của sừng mõm. Sau đó chẳng bao lâu, Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops đã được xác nhận là một chi khủng long riêng biệt, xứng đáng với đại diện loài là Bagaceratops rozhdestvensyi.

Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops - 5

Chỉ đứng sau Khủng long Nguyên giác Protoceratops về số lượng hóa thạch hài cốt được biết đến, Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops đã được phát hiện tại các khu vực Khulsan, Khermin Tsav và Bayan Mandahu ở Mông Cổ. Đây cũng là nơi cũng phát hiện hóa thạch của Khủng long sừng Lạt ma (tên khoa học: Lamaceratops), Khủng long sừng dẹt (tên khoa học: Platyceratops), Khủng long sừng duyên dáng (tên khoa học: Graciliceratops) và Khủng long mỏ lớn (tên khoa học: Magnirostris).

Mối quan hệ với chi Khủng long sừng chân ngắn Breviceratops

Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops - 6

Khủng long sừng chân ngắn Breviceratops là trong những mẫu hóa thạch được phát hiện năm 1960 cũng bởi đoàn thám hiểm Ba Lan tại địa phương Khulsan ở lưu vực Nemegt, sa mạc Gobi, Mông Cổ. Khủng long sừng chân ngắn Breviceratops chỉ được biết đến từ hóa thạch cá thể vị thành niên được cho là thuộc về một loài có chiều dài khoảng 2 mét , gấp đôi kích thước một con Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops trưởng thành (dài khoảng 1 mét).

Lúc đầu, hóa thạch vị thành niên này được đặt tên tạm thời là Protoceratops kozlowskii, và sau đó được đổi tên thành Breviceratops kozlowskii bởi Kurzanov vào năm 1990.

Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops - 7

Tuy nhiên, bây giờ nó được cho là mẫu hóa thạch của cá thể là Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops vị thành niên. Paul Sereno vào năm 2000 đã giải thích điều này bằng cách ngoại suy rằng Khủng long sừng chân ngắn Breviceratops vị thành niên sẽ phát triển thành một Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops trưởng thành. Nhưng nếu đây là cùng một loài thì vấn đề kích thước vẫn còn mâu thuẫn, chưa được giải thích.

Lưu trữ và bảo tồn

Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng mẫu hóa thạch của loài khủng long này, bạn có thể ghé thăm và chiêm ngưỡng mẫu vật hóa thạch Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops ở Viện Cổ sinh vật học của Ba Lan tại Warsaw.

Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops - 8

Một số tư liệu tham khảo về Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops

Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops hiện nay còn hiếm các tài liệu nghiên cứu về nó được  viết hoặc dịch bằng tiếng Việt. Nếu các bạn muốn được tiếp cận với những tài liệu chuyên sâu hơn về loài khủng long này, bạn có thể tham khảo qua các website tiếng Anh với những thông tin đầy đủ. Một số trang web hữu ích cho bạn là:

Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops - 9

Bạn cũng có thể tìm hiểu về Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops qua một số những video trên Youtube như là:

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về loài Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops qua cuốn sách Nghệ thuật khủng long cổ điển của Marc Vincent (2018) tập Khủng long Thế giới này:

Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops - 10

Khủng long mặt sừng nhỏ Bagaceratops là một loài khủng long bé nhỏ nhưng có nhiều điểm thú vị mà cho đến nay giới cổ sinh vật học vẫn chưa được khám phá hết. Mong thông qua bài viết của chúng tôi hôm nay, các bạn đã được cung cấp nhiều thông tin thú vị để hiểu biết hơn về loài khủng long cổ đại này. Hãy theo dõi trang web của chúng tôi để cùng nhau tìm hiểu thêm những loài khủng long khác nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *