Khám phá 5 loài của chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus

Loài Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus là một chi khủng long nguyên thủy từng tồn tại trong một khoảng thời gian khá dài, cụ thể là từ thời đại Coniacian đến thời đại Maastrichtian vào cuối kỷ Phấn Trắng, tức là khoảng 84 đến 65 triệu năm trước tại nơi ngày nay là Nam Mỹ. Nhiều mẫu hóa thạch được tìm thấy Ấn Độ, Argentina, Uruguay, Chile, Brazil, Kazakhstan và Châu Phi, và thậm chí ở Nam Cực được cho là của chi khủng long này. Tuy nhiên, không có mẫu hóa thạch bộ xương hoàn hoàn chỉnh khiến việc phân loại các loài trong chi này đã gặp rất nhiều khó khăn và cho đến ngày nay vẫn còn rất nhiều tranh cãi.

Khám phá 5 loài của chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus - 1

Liệu bạn có biết hết các loài của chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus? Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những điều thú vị cùng với các thông tin về chúng trong bài viết dưới đây.

Chi tiết phân loại Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus

  • Phân loại: Nhóm Khủng long hông thằn lằn, phân họ Khủng long dạng chân thằn lằn, nhánh Khủng long chân thằn lằn tiến hóa, thật sự, siêu họ Khủng long có khoang rỗng, gia đình Khủng long thằn lằn hộ pháp, bộ khủng long chân thằn lằn ăn cỏ Lithostrotia.
  • Phân loại khoa học: Dinosauria, Saurischia, Sauropodomorpha, Sauropoda, Eusauropoda, Neosauropoda, Macronaria, Camarasauromorpha, Titanosauriformes, Titanosauria, Lithostrotia.
  • Đại diện loài: Antarctosaurus wichmannianus.
  • Đặt tên và mô tả bởi: Friedrich von Huene (1929).
  • Các loài khác: A. giganteus, A. jaxarticus và A. brasiliensis (còn tranh cãi).
  • Ý nghĩa tên: Có nghĩa là “thằn lằn Nam Cực” nhưng thực ra cái tên này xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “thằn lằn đối diện phía Bắc” nhằm đề cập đến bản chất bò sát của loài động vật này và vị trí địa lý của nó trên một lục địa thuộc Nam bán cầu (cụ thể là Nam Mỹ).
Khám phá 5 loài của chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus - 2

Đặc điểm cơ bản của Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus

  • Thời kỳ tồn tại:  Khoảng 84 đến 65 triệu năm trước, từ thời đại Coniacian đến thời đại Maastrichtian vào cuối kỷ Phấn Trắng.
  • Môi trường sống: Sống trong môi trường sống trên cạn tại nơi ngày nay là Nam Mỹ.
  • Hóa thạch: Một số mẫu vật hài cốt và xương rải rác đã được tìm thấy nhưng không hoàn chỉnh của các cá thể khác nhau.
  • Nơi phát hiện: Ấn Độ, Argentina, Uruguay, Chile, Brazil, Kazakhstan và Châu Phi, và có khả năng là nó thực sự đã sống ở Nam Cực.
  • Chế độ ăn uống: Ăn thực vật.
  • Chế độ sinh sản: Đẻ trứng.
  • Kích thước cơ thể: Vì không có một bộ xương hoàn chỉnh nào được tìm thấy và chiều dài các mẫu vật đuôi rất khác nhau nên kích thước thật của những con vật này rất khó xác định chính xác. Có loài có thể dài hơn 18 m, cao 6m và nặng 40 đến 70 tấn. Thậm chí loài thứ hai A. giganteus có thể là một trong những loài khủng long lớn nhất Nam Mỹ trong số những loài khủng long lớn nhất trên Trái Đất từng tồn tại.
  • Đặc điểm di chuyển: Di chuyển bằng cả 4 chân.
  • Đặc điểm cơ thể nổi bật: Thân hình khổng lồ với cổ và đuôi dài. Cơ thể có thể được bọc lớp giáp xác dày.
Khám phá 5 loài của chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus - 3

Lịch sử khám phá

Những mẫu vật đầu tiên thuộc về loài Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus được tìm thấy trong một cuộc khảo sát tổ chức bởi Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên và được đặt tên bởi nhà cổ sinh vật học Friedrich von Huene chính thức vào năm 1929. Thực tế, hóa thạch đầu tiên được khai quật vào năm 1916, từ đó đã có những mẫu hóa thạch khác đã được tìm thấy ở Ấn Độ, Argentina, Uruguay, Chile, Brazil, Kazakhstan và Châu Phi, và có khả năng là nó thực sự đã sống ở Nam Cực.

Khám phá 5 loài của chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus - 4

Các bộ phận được phục hồi bao gồm hai xương đùi, hai xương chậu không hoàn chỉnh và nhiều mảnh xương rời rạc khác nhau. Một trong những mẫu vật là một cá thể con cái có chiều dài sau khi phục hồi là 2.2 m với đầu của chỉ dài 60 cm. Tuy nhiên, mẫu vật trên thực tế có thể là một cá thể kích thước nhỏ, vì một mẫu vật khác gần đây đã được phục hồi rằng kích thước của nó gấp đôi mẫu vật trước.

Khám phá 5 loài của chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus - 5

Do đó, sự phân loại phân loại của 2 mẫu hóa thạch này Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus, giống như rất nhiều loài khủng long, đang còn rất nhiều tranh cãi. Ban đầu, chúng được cho là của 2 loài khủng long riêng biệt này nằm trong chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus, nhưng hiện tại cả hai đều được cho là A. wichmannianus.

Khám phá 5 loài của chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus - 6

Tranh cãi về các loài trong chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus

Như đã nói ở trên, sự phân loại các loài trong Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus còn rất nhiều tranh cãi. Một số loài đã được gán cho chi này trong những năm qua có thể không thực sự chính xác trong hầu hết các trường hợp. Chính vì vậy, hệ thống phân loại hiện tại vẫn còn phải đối mặt với những ý kiến bác bỏ và chưa được đưa vào công bố chính thức trong giới khoa học và giới khảo cổ học.

Khám phá 5 loài của chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus - 7

1. Antarctosaurus wichmannianus:

Đây là loài đại diện cho chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus được mô tả và đặt tên bởi Von Huene vào năm 1929 theo tên người phát hiện ra hài cốt của nó – nhà địa chất học R. Wichmann.

Mẫu hóa thạch bao gồm một số mảnh xương sọ (mảnh sọ sau và hàm dưới)  được coi là đến từ hệ tầng Anacleto ở tỉnh Río Negro của Argentina với độ tuổi khoảng 83-80 triệu năm tuổi.

Khám phá 5 loài của chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus - 8

Sau này, những mẫu hóa thạch được cho là thuộc loài này bao gồm đốt sống cổ và đuôi, xương sườn và nhiều xương chi. Trong đó có, một xương đùi cao hơn 1.85 m được phục hồi cho kết quả là một cá thể có  khối lượng khoảng 34 tấn. Tuy nhiên, những xương này phần lớn không liên kết với nhau mà nằm rải rác nên nhiều nhà khoa học tin rằng chúng có thể không thuộc cùng một loại động vật.

2. Antarctosaurus giganteus:

Von Huene đã đặt tên cho một loài thứ hai của phân loại trong chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus vào năm 1929, mà ông gọi là A. giganteus vì kích thước khổng lồ của nó. Mẫu hóa thạch này được phát hiện từ từ hệ tầng The Plottier, xuất hiện từ giai đoạn Coniacian muộn của thời kỳ kỷ Phấn trắng muộn, hoặc khoảng 87 đến 85 triệu năm trước ở tỉnh Neuquén của Argentina.

Khám phá 5 loài của chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus - 9

Rất ít hài cốt được biết đến của loài Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus này. Nổi tiếng nhất trong số các phần xương đã tìm thấy chính là hai hóa thạch xương đùi khổng lồ, nằm trong số lớn nhất của bất kỳ loài khủng long nào được biết đến. Họ đo chiều dài khoảng 2.35 m, từ đó trong một nghiên cứu đã phục dựng kích thước ước tính khối lượng xấp xỉ 69 tấn của cá thể. Với kích thước này, nó chỉ nhỏ hơn một chút so với Khủng long khổng lồ vùng Argentina (tên khoa học: Argentinosaurus) nặng khoảng gần 73 tấn (160.000 pound). Nếu sự phỏng đoán và ước lượng này là chính xác thì A. giganteus sẽ là một trong những động vật nặng nhất được biết đến của mọi thời đại.

Khám phá 5 loài của chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus - 10

Khi những mẫu vật về A. wichmannianus vẫn còn nhiều tranh cãi thì hiển nhiên các mẫu vật của A. giganteus cũng không hề được chứng minh chắc chắn.

3. “Antarctosaurus” septentrionalis:

Năm 1933, von Huene và Charles Matley đã mô tả một loài khác từ Ấn Độ. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu giải phẫu sâu hơn, loài này được chứng minh không thuộc về chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus. Nó được đổi tên thành Khủng long Jainosaurus vào năm 1994.

Khám phá 5 loài của chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus - 11

4. “Antarctosaurus” jaxartensis:

Một hóa thạch xương đùi duy nhất được phát hiện từ Kazakhstan được đặt tên bởi nhà cổ sinh vật học Liên-xô Anatoly Riabinin vào năm 1939. Tuy nhiên, sau này, các nhà khoa học đã gần như chắc chắn không phải là một loài của chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus.

Khám phá 5 loài của chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus - 12

5. “Antarctosaurus” brasiliensis:

Mẫu hóa thạch của loài khủng long này bao gồm: hai xương chân mảnh và một đốt sống không hoàn chỉnh. Hóa thạch đã được tìm thấy trong hệ tầng Bauru của Brazil và được Arid và Vizzotto mô tả vào năm 1971. Sự phân loại này vẫn còn bị nghi ngờ và chưa thể chứng minh vì thiếu những bằng chứng thuyết phục giới khoa học và khảo cổ học.

Lưu trữ và bảo tồn

Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng những mẫu hóa thạch của Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus, bạn có thể ghé thăm Bảo tàng cổ sinh vật học của Đại học Michigan (Museum of Paleontology – University of Michigan) tại Ann Arbor của bang Michigan, Hoa Kỳ:

Khám phá 5 loài của chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus - 13

Ngoài ra, các bạn cũng có thể ghé thăm Bảo tàng La Plata (Museo de La Plata) ở Argentina:

Khám phá 5 loài của chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus - 14

Một số tư liệu tham khảo về Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus

Nếu các bạn muốn được tiếp cận thêm với những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu hơn về loài Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus này, bạn có thể tìm hiểu và tham khảo qua các website tiếng Anh với những thông tin đầy đủ nhất. Một số trang web hữu ích cho bạn là:

Khám phá 5 loài của chi Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus - 15

Bạn cũng có thể tìm hiểu về Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus qua một số những video trên Youtube như là:

Khủng long Nam bán cầu Antarctosaurus là một sinh vật có nhiều điều bí ẩn mà cho đến nay vẫn còn gây tranh cãi trong giới khoa học. Mong rằng bài viết của chúng tôi đã đem đến cho các bạn nhiều thông tin thú vị để bạn có thể khám phá về loài khủng long cổ đại này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *