Khủng long Triêu Dương (Chaoyangsaurus) là một chi thuộc liên họ Khủng long mặt sừng (tên khoa học: Ceratopsia) được biết đến sớm nhất với hóa thạch có niên đại từ 150,8 đến 145,5 triệu năm trước vào kỷ Jura muộn tại khu vực ngày nay là Trung Quốc. Giống như tất cả các loài khủng long mặt sừng khác thì Khủng long Triêu Dương (Chaoyangsaurus) cũng là động vật ăn thực vật. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về loài khủng long mặt sừng nguyên thủy nhất này nhé!
Chi tiết phân loại Khủng long Triêu Dương (Chaoyangsaurus)
- Phân loại: Nhóm Khủng long hông chim, bộ Khủng long vận giáp, phân bộ Khủng long sừng, liên họ Khủng long mặt sừng tiến hóa.
- Phân loại khoa học: Dinosauria, Ornithischia, Genasauria, Cerapoda, Marginocephalia, Ceratopsia, Neoceratopsia.
- Đại diện loài: Chaoyangsaurus youngi.
- Phát hiện và đặt tên bởi: Zhao, Cheng and Xu (1999).
- Ý nghĩa tên: Cái tên “Chaoyangsaurus” có nguồn gốc từ “Chaoyang” – khu vực Triêu Dương (hay Triều Dương) của tỉnh Liêu Ninh ở phía đông bắc Trung Quốc – nơi phát hiện ra hóa thạch và “sauros” trong tiếng Hy Lạp là “thằn lằn” để chỉ các loài bò sát nói chung. Tên đại diện loài là C. youngi nhằm tôn vinh nhà cổ sinh vật học Trung Quốc C. C. Young.
Đặc điểm cơ bản của Khủng long Triêu Dương (Chaoyangsaurus)
- Thời kỳ tồn tại: Vào Kỷ Jura muộn, khoảng 99 đến 65 triệu năm trước.
- Môi trường sống: Sống trên cạn tại khu vực ngày nay là châu Á.
- Hóa thạch: Mẫu hóa thạch kiểu mẫu (đánh số IGCAGS V371) bao gồm một phần hộp sọ và một phần bộ xương rời rạc.
- Nơi phát hiện: Tại Ershijiazi, khu vực Triêu Dương, trong hệ tầng Tuchengzi, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc.
- Chế độ ăn uống: Ăn thực vật.
- Chế độ sinh sản: Đẻ trứng.
- Kích thước cơ thể: Không chắc chắn do thiếu hóa thạch, nhưng ước tính dài khoảng 1 m.
- Đặc điểm di chuyển: Bằng 2 chân sau.
Lịch sử khám phá
– Khám phá hóa thạch:
Được tìm thấy ở khu vực Triêu Dương thuộc tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc, Khủng long Triêu Dương (Chaoyangsaurus) với mẫu hóa thạch từng khiến các nhà cổ sinh vật học lầm tưởng rằng chúng đến từ thời kỳ kỷ Phấn trắng. Hiện nay, Khủng long Triêu Dương (Chaoyangsaurus) đã được xác định tồn tại từ kỷ Jura với các đặc điểm nguyên thủy. Mẫu hóa thạch được khai quật bao gồm: một phần hộp sọ, hàm, đốt sống cổ, một phần xương bàn chân, xương bả vai và một phần xương cánh tay trên.
– Ý nghĩa với ngành cổ sinh vật học:
Khủng long Triêu Dương (Chaoyangsaurus) là một thành viên rất quan trọng trong gia đình khủng long có sừng vì nó cho thấy chúng đã tồn tại trong thời kỳ kỷ Jura. Trước khi phát hiện ra con khủng long này, người ta tin rằng những con khủng long có sừng, bao gồm loài khủng long lần đầu tiên thuộc gia đình này là Khủng long ba sừng Triceratops, xuất hiện trong thời kỳ kỷ Phấn trắng. Giống như các thành viên gia đình đầu tiên khác, Khủng long Triêu Dương (Chaoyangsaurus) cũng đến từ châu Á.
Được phát hiện lần đầu tiên vào đầu những năm 1980, những tin đồn về loài khủng long này đã xuất hiện xung quanh cộng đồng Cổ sinh vật học cho đến khi nó được mô tả chính thức vào năm 1999. Trước đây, nó được biết đến bởi một cách đánh vần hơi khác là “Chaoyoungosaurus” nhưng mô tả chính thức của nó đã thay đổi với cái tên chính thức bây giờ.
Những lần đặt tên cho Khủng long Triêu Dương (Chaoyangsaurus)
Việc đặt tên của động vật này đã được sửa đổi nhiều lần. Không giống như nhiều loài khủng long khác, Khủng long Triêu Dương (Chaoyangsaurus) đã được thảo luận trong một số nguồn trước khi xuất bản chính thức. Do đó, một số cách viết khác nhau của tên của nó đã xuất hiện và biến thành “nomina nuda” – “tên trần” (tên không có mô tả chính thức đằng sau chúng). Tên đầu tiên xuất hiện trên một số báo cáo không chính thức là “Chaoyoungosaurus” như trong sách hướng dẫn đến một triển lãm bảo tàng Nhật Bản, và là kết quả của một phiên âm không chính xác. Zhao (1983) cũng đã sử dụng cách đánh vần này khi lần đầu tiên thảo luận về loài này. Hai năm sau, Zhao lại sử dụng cách đánh vần này khi anh ta gán cho một mẫu vật và tên loài như Chaoyoungosaurus liaosiensis (1985).
Theo Dong (1992), cái tên “Chaoyoungosaurus” đã được Zhao và Cheng mô tả chính thức trong một bài báo vào năm 1983, nhưng không có trích dẫn nào chứng tỏ bài báo này tồn tại hoặc có khả năng nó không được công bố chính thức. Dong, trong bài viết năm 1992 về chủ đề này, cũng đã đặt tên cho cách đánh vần “chính xác” của “Chaoyangosaurus” (lưu ý thêm chữ “o”). Tuy nhiên, vì việc đổi tên này không đi kèm với một mô tả chính thức về loài khủng long, cái tên “Chaoyangosaurus” cũng phải được coi là một “tên trần” của Khủng long Triêu Dương (Chaoyangsaurus).
Mãi đến năm 1999, con khủng long này cuối cùng cũng nhận được tên chính thức. Sereno (1999) đã sử dụng tên “Chaoyangsaurus” trong một tổng quan về phân loại học liên học Khủng long mặt sừng. Một lần nữa, tên đó là một “tên trần”. Tuy nhiên, vào tháng 12 năm đó, Cheng, Zhao và Xu đã xuất bản một mô tả chính thức bằng cách sử dụng tên “Chaoyangsaurus youngi”, và là tên đầu tiên của chi này không phải là “tên trần”, nó được ưu tiên chính thức hơn tất cả các cách viết khác từng được sử dụng.
Phân loại và mối liên hệ với các loài khác
Không có nhiều khám phá đã được phục hồi cho loài khủng long này, nhưng từ những gì chúng ta có được cho phép chúng ta xác định đây là một con khủng long nhỏ thuộc liên họ Khủng long mặt sừng (Ceratopsia). Thực tế, Khủng long Triêu Dương (Chaoyangsaurus) có khuôn mặt nhỏ nhắn và không có sừng trên mặt nhưng rìa ngoài tạo nên lớp vỏ sừng.
Khủng long Triêu Dương (Chaoyangsaurus) được dùng tên đặt cho một chi riêng có tên Chaoyangsauridae cùng với Khủng long Tuyên Hán Xuanhuaceratops, Ẩn long Yinlong…
Lưu trữ và bảo tồn
Rất tiếc là bạn sẽ không có cơ hội để chiêm ngưỡng hóa thạch của loài khủng long này vì mẫu hóa thạch hiếm của nó chỉ được lưu trữ và nghiên cứu tại Viện Cổ sinh vật học Bắc Kinh (Trung Quốc) và không được trưng bày, cũng như không có các mô hình phục dựng lại của Khủng long Triêu Dương (Chaoyangsaurus) ở các bảo tàng trên thế giới.
Một số tư liệu tham khảo về Khủng long Triêu Dương (Chaoyangsaurus)
Đây là một trong những loài khủng long bí ẩn nhất thế giới nên có rất hiếm tài liệu về loài này được viết bằng tiếng Việt, do đó nếu bạn muốn tham khảo thêm các thông tin về Khủng long Triêu Dương (Chaoyangsaurus) như:
- Dinochecker: Các bạn có thể tra cứu và tìm hiểu các thông tin chi tiết về các loại khủng long tại đây, trong đó có Khủng long Triêu Dương (Chaoyangsaurus) qua đường link sau: http://www.dinochecker.com/dinosaurs/CHAOYANGSAURUS.
- Nhm.ac.uk: Các bạn có thể tìm kiếm tóm tắt thông tin cơ bản về các loài khủng long tại đây, trong đó có Khủng long Triêu Dương (Chaoyangsaurus) bằng cách truy cập: https://www.nhm.ac.uk/discover/dino-directory/chaoyangsaurus.html.
Qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về loài khủng long mặt sừng nguyên thủy nhất – Khủng long Triêu Dương (Chaoyangsaurus) chưa? Nếu muốn được giải đáp về Khủng long Triêu Dương (Chaoyangsaurus) bí ẩn và thú vị này thì hãy để lại bình luận ở phía dưới nhé. Và nhớ hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi để tìm hiểu và khám phá thêm nhiều loài khủng long thú vị khác nữa.